Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Thuyết hiện thực (hay logic về chính trị quyền lực) - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN

Trên thế giới tồn tại khá nhiều trường phái lý thuyết và quan điểm khác nhau về quan hệ quốc tế nói chung về hợp tác và liên kết khu vực nói riêng, trong đó có lĩnh vực an ninh. Thuyết hiện thưc hay Chủ nghĩa hiện thực (chính trị), là một quan điểm về chính trị quốc tế nhấn mạnh đến cạnh tranh và xung đột. Hiện thực xem xét việc các quốc gia trong quan hệ an ninh quốc tế, hành động trong việc theo đuổi lợi ích riêng của quốc gia họ, và đấu tranh cho quyền lực. Mặt tiêu cực của nó là thái độ hoài nghi về sự hợp tác cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia.

Nguồn gốc: Chủ nghĩa hiện thực có nguồn gốc lâu đời, có thể chia tiến trình phát triển của thuyết này làm 3 giai đoạn đó là: Truyền thống hiện thực trước thế kỉ XX với đại diện là Thucydides (460-411TCN), Machiavelli (1469-1527) và Thomas Hobbes (1588-1683); Chủ nghĩa hiện thực cổ điển đầu thế kỉ XX với Edward Hallett Carr (1892-1982), Hans J. Morgenthau (1904-1980); và Chủ nghĩa hiện thực với Kenneth N. Waltz với Lý thuyết Chính trị Quốc tế (1979). Chủ nghĩa hiện thực bao gồm một loạt các phương pháp tiếp cận và tuyên bố một truyền thống lâu đời về mặt lý thuyết. Trong số những người sáng lập, Thucydides, Machiavelli và Hobbes là tên thường được nhắc đến nhiều nhất. Chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỷ XX ngày nay đã được thay thế phần lớn bởi chủ nghĩa hiện thực, đó là một nỗ lực để xây dựng một phương pháp tiếp cận khoa học hơn để nghiên cứu quan hệ quốc tế. Cả hai chủ nghĩa hiện thực cổ điển và chủ nghĩa hiện thực đã bị chỉ trích từ các nhà lý thuyết IR đại diện cho quan điểm tự do, kiến tạo và hiện đại. 

Nội dung: Chủ nghĩa hiện thực hay logic chính trị quyền lực trong quan hệ quốc tế về cơ bản hoài nghi về sự hợp tác đề cùng tồn tại lâu dài hòa bình giữa các quốc gia- dân tộc. Họ cho rằng không có kẻ thù hay đồng minh nào là vĩnh viễn. Bất kì hình thức hợp tác nào cũng chỉ đơn giản là phương tiện phân bổ quyền lực, đạt được những lợi ích và quyền lực đã đặt ra. Trong logic này, các nhà nghiên cứu lí thuyết cho rằng, chỉ có hai điều kiện để thúc đẩy các nước hợp tác với nhau: đó là mối đe doạ từ các nước lớn và áp lực của thế lực bá quyền. Họ cho rằng khi quyền lực của một nước này tăng lên sẽ buộc các nhà nước khác hợp tác lại với nhau thành một liên minh, thậm chí cả với những nước trước đây là kẻ thù. Hơn nữa, sự tồn tại của một thế lực bá quyền, với những ưu thế vượt trội về kinh tế, quân sự và chính trị, có thể không chỉ ép các nước khác gần gũi lại với nhau, mà còn tăng cường các biện pháp khuyến khích hợp tác để kìm chế hay chống lại tác động tiêu cực từ chính trị cường quyền. các biện pháp để giải quyết xung đột và đảm bảo an ninh quốc gia thường nghiêng về răn đe quân sự, lập các liên minh và coi quốc gia là trung tâm để củng cố quyền lực và đảm bảo an ninh chung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét