Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Quan điểm về cấp độ liên kết của cộng đồng ASEAN

Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN.

Cộng đồng ASEAN là sự liên kết của các quốc gia ASEAN ở cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn là các liên kết trong một tổ chức quốc tế thông thường, hướng tới phát triển các liên kết trên 3 lĩnh vực: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, hình thành nên 3 trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh (APSC), Cộng đồng kinh tế (AEC) và Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC). Trừ Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN là mô hình liên kết độc đáo, chưa từng có tiền lệ trên thế giới, Cộng đồng chính trị - an ninh và Cộng đồng kinh tế ASEAN đều mới chỉ đạt đến các cấp độ liên kết chưa cao, đặc biệt nếu so sánh với Liên minh châu Âu (EU). Vì vậy em xin chọn đề bài: “ Bình luận quan điểm sau: Mặc dù cấp độ liên kết của cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như Liên minh châu Âu- tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất trên thế giới hiện nay, nhưng cấp độ như vậy sẽ phù hợp với những đặc trưng riêng về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của ASEAN” làm bài tập học kỳ của mình.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Tình huống công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao - 8 điểm

Bài tập tình huống Luật Lao động có đáp án.

ĐỀ BÀI: Ngày 10/3/2006 anh A vào làm việc tại công ty X đóng tại Huyện Từ liêm – Hà Nội với HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm. Khi hết thời hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận ra hạn hợp đồng thêm 3 năm. Hết thời hạn 3 năm, hai bên lại ký tiếp hợp đồng thời hạn 2 năm. Ngày 16/5/2014, anh A bị người sử dụng lao động nhắc nhở bằng văn bản vì lý do không hoàn thành công việc được giao. Ngày 25/5/2014 anh lại bị người sử dụng lao động tiếp tục nhắc nhở bằng văn bản vì lý do không hoàn thành công việc được giao. Ngày 20/6/2014, vẫn với lý do không hoàn thành công việc, A bị công ty nhắc nhở bằng văn bản. Trước tình hình đó, sau khi thông báo trước 45 ngày, tháng 8/2014 giám đốc công ty X đã ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lý do anh A đã thường xuyên không hoàn thành công việc được giao.

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực

Bài tập Luật Lao động.

Điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thảo thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể (khoản 1 Điều 73 BLLĐ)

Thứ nhất, Điều kiện đầu tiên để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực là điều kiện về nội dung. Khoản 2 Điều 73: “Nội dung của thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động”. 

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Phân tích cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kì Lê – Trịnh

Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Chính quyền Lê-Trịnh là lưỡng chế điển hình trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, điển hình về độ dài của thời gian tồn tại suốt hai thế kỉ, điển hình cả về độ sâu của các yếu tố cấu thành một tổ chức chính quyền ở Việt Nam. Chế độ lưỡng đầu Lê - Trịnh là chính quyền của hai dòng họ - hai thế lực phong kiến lớn, vừa phải dựa vào nhau để trị nước quản dân, vừa mâu thuẫn với nhau về quyền lực và quyền lợi. Để hiểu rõ về cơ cấu tổ chức chính quyền sau đây em xin chọn đề : “ Phân tích cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương của nhà nước phong kiến Việt Nam thời kì Lê – Trịnh.”

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Thực trạng và giải pháp công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ ở nước ta hiện nay

Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật.

Trong những năm qua, tình trạng tội phạm mua bán phụ nữ ở nước ta ngày càng diễn ra trầm trọng với số lượng và thủ đoan tinh vi, gây hậu quả vô cùng lớn tới xã hội và những người là nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ. Tội phạm mua bán phụ nữ là loại tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc gia đình của người phụ nữ; xâm phạm chính sách, pháp luật về bảo vệ phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ mà nhà nước và xã hội ta đã cố gắng thực hiện nhiều năm qua. Nhận thức sâu sắc về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán phụ nữ cũng như những diễn biến phức tạp của loại hành vi này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo ra cơ sở pháp lí thuận lợi cho việc phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống văn bản đó đã bộc lộ nhiều bất cập, thiếu sót dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác phòng chống ttooij phạm mua bán phụ nữ. Để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, vấn đề quan trọng là cần tỏng kết thực tiễn, tổ chức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này; qua đó đề xuất các góp phần hoàn thiện pháp luật về phòng chống mua bán phụ nữ. Với mong muốn được làm sang tỏ vấn đề này, nhóm chúng tôi tiến hành cuộc điều tra với đề tài: “Công tác phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ ở nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp”.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Tìm hiểu thuật ngữ luật gia và luật sư. Lịch sử và vai trò của nghề luật sư ở Việt Nam - 9 điểm

Bài tập học kỳ Nghề luật và phương pháp học luật.

Nghề luật sư hình thành trên thế giới từ rất sớm. Ở Việt Nam, hoạt động luật sư đã có từ trước Cách mạng tháng 8/1945. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, bộ máy tư pháp được tổ chức lại. Chỉ hơn một tháng sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 về tổ chức đoàn thể luật sư. Nghề luật sư không còn xa lạ đối với chúng ta nhưng đôi khi nhầm giữa hai thuật ngữ: luật gia và luật sư. Vậy hai thuật ngữ này là gì? Lịch sử hình thành nghề luật sư ở Việt Nam như thế nào? Vai trò của nghề này ở nước ta ra sao? Để trả lời những câu hỏi này, em chọn đề tài số 04: “Tìm hiểu thuật ngữ luật gia và luật sư. Lịch sử và vai trò của nghề luật sư ở Việt Nam” để nghiên cứu, giải đáp thắc mắc trên.

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Trình bày các vấn đề pháp lý Toà án Luật biển quốc tế và thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Toà

Bài tập học kỳ Luật Biển quốc tế.

Tranh chấp quốc tế là một vấn đề thời sự khá nóng bỏng hiện nay. Chính vì vậy, việc thiết lập và duy trì hệ thống các cơ quan tài phán quôc tế để giải quyết tranh chấp là một nhu cầu bức thiết được đặt ra trong đời sống quốc tế. Mọi tranh chấp quốc tế có thể được giải quyết thông qua những cách thức, biện pháp khác nhau và đạt được những thành tựu to lớn. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Toà án Luật biển quốc tế. Bằng những hành động thực tế của mình, Toà án Luật biển quốc tế đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, duy trì luật pháp quốc tế, tạo nên một môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng cho các quốc gia. Để làm rõ hơn vấn đề này, sau đây em xin tìm hiểu và phân tích đề tài: “Trình bày các vấn đề pháp lý Toà án Luật biển quốc tế và thực tiễn giải quyết các tranh chấp tại Toà”.