Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực

Bài tập Luật Lao động.

Điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thảo thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể (khoản 1 Điều 73 BLLĐ)

Thứ nhất, Điều kiện đầu tiên để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực là điều kiện về nội dung. Khoản 2 Điều 73: “Nội dung của thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động”. 

Nội dung chính của thỏa ước lao động tập thể là các vấn đề được thỏa thuận về việc làm, tiền lương, tiền thưởng, an toàn vệ sinh lao động… Điều 73 bộ luật lao động đã quy định thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể lao động. Nội dung mà các bên tiền hành thương lượng tập thể (quy định tại điều 70 BLLĐ) bao gồm: 

“1. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp và nâng lương.
 2. thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca
 3. bảo đảm việc làm đối với người lao động
 4. Bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động
 5. nội dung khác mà hai bên quan tâm”

Các vấn đề này đã được pháp luật quy định khá cụ thể vì vậy các bên phải thỏa thuận sao cho không được trái hoặc ngoài các khung mà pháp đã quy định đồng thời phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các bên sẽ thương lượng cụ thể về thời gian làm việc trong ngày, trong tuần, làm thêm giờ… nhưng không được trái với những quy định của pháp luật về thời gian làm việc. Vấn đề phòng ngừa tai nạn lao động, an toàn lao động, sức khỏe người lao động, chế độ cho lao động nữ… các bên có thể thỏa thuận vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, có lợi cho người lao động và đặc biệt là không được trái với pháp luật lao động.

Thứ hai, điều kiện về người kí kết. 

Theo khoản 2 Điều 74 BLLĐ thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và: Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp; Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành; Đối với hình thức thỏa ước lao động tập thể khác theo quy định của Chính phủ.

Đáp ứng được điều kiện nói trên thì các bên sẽ tiến hành ký kết. Chủ thể ký kết một bên là tập thể người lao động và bên kia là người sử dụng lao động. Người ký kết thỏa ước lao động tập thể là đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Cụ thể đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chủ thể ký kết bên tập thể người lao động là đại diện tập thể người lao động tại cơ sở; bên còn lại là người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đại diện ký kết là Chủ tịch công đoàn ngành, bên người sử dụng lao động la đại diện của tổ chức đại diện đã tham gia thương lượng tập thể ngành.

Thứ ba, thỏa ước lao động tập thể phải được thương lượng và kí kết đúng trình tự thủ tục luật định.

Quá trình thượng lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể thông thường được tiến hành qua các bước sau: 

Bước 1: Đề xuất yêu cầu và nội dung cần thương lượng

Các yêu cầu và nội dung thương lượng cần thông báo bằng văn bản. Nếu do bên tập thể người lao động thì do Ban chấp hành công đoàn chuẩn bị và đưa ra.

Bước 2: Tiến hành thương lượng

Bên nhận được yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và hai bên thỏa thuận về thời gian, địa điểm và số lượng đại diện tham gia thương lượng. Thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Kết quả thương lượng là căn cứ để xây dựng thỏa ước lao động tập thể.

Bước 3: Lấy ý kiến của tập thể về dự thảo thỏa ước lao động tập thể

Khi dự thảo thỏa ước đã được xây dựng, hai bên phải tổ chức lấy ý kiến của tập thể người lao động trong doanh nghiệp. Việc lấy ý kiến của tập thể người lao động do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành bằng cách lấy chữ ký hoặc biểu quyết. Kết quả lấy ý kiến phải lập thành biên bản và phải có chữ ký của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Bước 4: Hoàn thiện dự thảo thỏa ước và tiến hành ký kết

Các bên hoàn thiện lần cuối dự thảo thỏa ước trên cơ sở đã lấy được ý kiến của tập thể người lao động trong doanh nghiệp và cơ quan hữu quan. Thỏa ước lao động tập thể phải được lập theo mẫu của Nhà nước thống nhất quy định và được lập thành 4 bản, trong đó:

Một bản do người sử dụng lao động giữ;

Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ;

Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi Ban chấp hành công đoàn cấp trên

Một bản do người sử dụng lao động gởi đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký.

Thỏa ước lao động tập thể là một văn bản được giao kết giữa người sử dụng lao động và tập thể người lao động. Như vậy, chủ thể của thỏa ước lao động tập thể gồm một bên là tập thể người lao động và bên kia là người sử dụng lao động.

Ngoài ra…Một trong những đặc điểm cơ bản của thỏa ước lao động tập thể là tính hợp đồng. Vậy để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thì 

- Thỏa ước lao động tập thể phải được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động. Phải phản ánh đúng ý chí nguyện vọng của hai bên 

- Phải được thể hiện dưới hình thức một văn bản viết

1 nhận xét: