Bài tập học kỳ Luật Đấu thầu - 8 điểm
Việt Nam đang trên đà phát triển theo xu thế chung của thế giới, vấn đề quan trọng kèm theo chính là đòi hỏi phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hiện đại cho đất nước. Chính về thế, hoạt động đấu thầu là hoạt động cần thiết và quan trọng để có thể lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà bên mời thầu đưa ra đồng thời đảm bảo cho việc xây dựng các công trình, dự án được thực hiện một cách chất lượng nhưng cũng vừa tiết kiệm được chi phí. Em xin chọn đề tài: “ Bình luận về nhận định sau: đấu thầu bảo vệ lợi ích của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động mua sắm hàng hoá và dịch vụ.”
NỘI DUNG
I) KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU
1. Khái niệm
Đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Trong đó bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán ( các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hoá và dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hoá, dịch vụ đó với giá bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Như vậy bản chất của đấu thầu đã được xã hội thừa nhận như là một sự cạnh tranh lành mạnh để được thực hiện một việc nào đó, một yêu cầu nào đó.
2. Đặc điểm
Một là: Đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện và mục tiêu mà bên dự thầu hướng tới là lợi nhuận còn bên mời thầu là xác lập được hợp đồng mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.
Hai là: Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Hoạt động đấu thầu luôn gắn với quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế đấu thầu không diễn ra như một hoạt động độc lập, nó chỉ xuất hiện khi con nguwoif có nhu cầu mua sắm hàng hoá và sử dụng dịch vụ. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là giúp bên mời thầu tìm ra chủ thể có khả năng cung cấp hàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Sauk hi quá trình đấu thầu hoàn tất, người trúng thầu sẽ cùng với người tổ chức đấu thầu đàm phán để ký hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hay xây lắp công trình.
Ba là: chủ thể tham gia quan hệ đấu thầu hàng hoá, dịch vụ. Theo luật thương mại năm 2005, trong hoạt động đấu thầu có thể xuất hiện bên thứ ba như các công ty tư vấn giúp lập hồ sơ mời thầu, chuyên gia giúp đỡ đánh giá hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên đây là hoạt động không qua trung gian, không có thương nhân làm dịch vụ đấu thầu hàng hoá, dịch vụ cho thương nhân khác nhận thù lao. Trong khi đó Luật đấu thầu 2013 đã quy định thêm về tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp bao gồm đại lý đấu thầu, đơn vị sự nghiệp được thành lập với chức năng thực hiện đấu thầu chuyên nghiệp. Việc thành lập và hoạt động của đại lí đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quan hệ đấu thầu luôn được xác lập giữa một bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định thầu.
Bốn là: hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Hồ sơ mời thầu là văn bản pháp lý do bên mời thầu lập, trong đó có đầy đủ những yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và thương mại của hàng hoá cần mua sắm, dịch vụ cần sử dụng. Hồ sơ dự thầu thể hiện năng lực, mức độ đáp ứng của bên dự thầu trước các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu.
Năm là: giá của gói thầu: giá của đấu thầu cần thiết phải có sự khống chế về giá, gọi là giá gói thầu hoặc dự toán được đưa ra bởi bên mời thầu theo khả năng tài chính của bên mời thầu. Bên dự thầu đưa ra giá cao hơn khả năng tài chính của bên mời thầu thì dù có tốt đến mấy cũng khó có thể thắng thầu. Bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
II) “BÌNH LUẬN VỀ NHẬN ĐỊNH SAU: ĐẤU THẦU BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA TẤT CẢ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA HOẠT ĐỘNG MUA SẮM HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ”
Đầu thầu bảo vệ lợi ích của tất cả các chủ thể tham gia hoạt động mua sắm hàng hoá và dịch vụ trên nhiều phương diện. Đấu thầu đã tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào các hoạt động mua sắm hàng hoá và dịch vụ một cách thuận lợi ví dụ:
Hình thức mua sắm tập trung tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt đông mua sắm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí tổ chức mua sắm. Đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước và khuyến khích nhà thầu nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
Thuốc, vật tư y tế là một loại hàng hoá đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và đời sống của người dân. Với quy định của luật mới, các chủ đầu tư có thể áp dụng hình thức đàm phán giá. Tạo điều kiện cho các chủ đầu tư trong việc mua sắm thuốc trong trường hợp gói thầu đó chỉ có một đến hai nhà sản xuất, hay đó là thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền. Đây là điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư.
Và còn nhiều thuận lợi khác đối với các chủ thể tham gia hoạt động mua sắm hàng hoá và dịch vụ trong đấu thầu.
Tuy nhiên nhận định trên còn phiến diện chưa đầy đủ, mặc dù bảo vệ lợi ích của các chủ thể nhưng với nhưng quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện cho nên việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể còn nhiều hạn chế:
Thứ nhất: Vì những quy định mập mờ về phạm vi áp dụng của pháp luật công và pháp luật tư trong pháp luật về đấu thầu đã dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật của các nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước tham gia đấu thầu và ngay cả ở trong các cơ quan nhà nước về công tác đấu thầu là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có thể dẫn đến việc hành chính hóa quan hệ dân sự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà thầu, nhà đầu tư tham gia đấu thầu.
Thứ hai: Về việc khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam Luật đấu thầu quy định những trường hợp được phép tổ chức đấu thầu quốc tế và các trường hợp chỉ tổ chức đấu thầu trong nước. Quy định này chưa thật sự phù hợp với các nguyên tắc về đãi ngộ quốc gia (NT) trong WTO được quy định tại Điều III Hiệp định Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), Điều 17 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Điều 3 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Do đó, về nguyên tắc Việt Nam không thể hạn chế đấu thầu quốc tế trong phạm vi những trường hợp quy định tại
Thứ ba: Có thể nói kinh doanh là một nghề đòi hỏi những phẩm chất và trình độ nhất định. Bất kỳ ai có tiền đều có thể bỏ ra để kinh doanh, nhưng đa số không thể tự mình quản lý kinh doanh số tiền đó vì không đủ trình độ, kinh nghiệm, thời gian tham gia thị trường… mà phải nhờ đến đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp, thông qua cơ chế mua cổ phiếu của các công ty, chứng chỉ quỹ đầu tư hoặc trái phiếu… Tương tự như vậy đối với việc quản lý vốn nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù nhà nước là người đầu tư vốn, tuy nhiên không nhất thiết các cơ quan của nhà nước phải trực tiếp tham gia hoặc can thiệp bằng pháp luật công vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước có đặc điểm khác hẳn với hoạt động mua sắm của các cơ quan hành chính nhà nước. Bởi vì các quyết định mua sắm trong doanh nghiệp nói chung mang tính kinh doanh, có thể đem lại lợi nhuận nhưng cũng có tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên đòi hỏi người đưa ra các quyết định đó phải có tính chuyên nghiệp cao và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định kinh doanh của mình. Nếu như áp dụng quy trình đấu thầu với những thủ tục phức tạp trong Luật đấu thầu thì một mặt sẽ làm mất đi tính chủ động, phát huy năng lực quản lý kinh doanh của đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, mất đi cơ hội kinh doanh và quan hệ bạn hàng với những tiềm năng mà chỉ có những người "trong nghề" mới có thể cảm nhận được. Mặt khác, quy định này sẽ tạo ra sự ỷ lại trong việc chịu trách nhiệm nếu như việc kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp không tốt.
KẾT LUẬN
Hoạt động đấu thầu là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết. Đấu thầu đầu bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động mua sắm dịch vụ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố tác động khiến cho việc tham gia hoạt động mua sắm dịch vụ của các chủ thể còn gặp nhiều khó khăn trên thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét